“Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/ Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”. “Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”… Đây là những câu thơ nói về tháp Đôi Quy Nhơn nổi tiếng.
Vị trí của tháp Đôi Quy Nhơn

Tháp Đôi Quy Nhơn. Ảnh: Vietnam Plus
Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc ở đường Trần Hưng Đạo, nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2. Công viên được tô điểm với những hàng cây xanh mát và thảm cỏ xanh cho du khách dễ dàng khám phá. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa ở miền Trung. Đây là một công trình độc đáo gồm hai tháp.

Ảnh: @nishivietnam
Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm. Mà tháp là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. Các góc tháp hiện lên những tượng chim Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo.

Những viên gạch xếp khít nhau bằng chất kết dính
Kiến trúc của tháp Đôi
Tháp Đôi Quy Nhơn được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính. Đây là kỹ thuật xây đặc biệt của người Chăm. Chân tháp lớn là đá và tháp nhỏ là gạch được xếp chồng vững chãi. Góc tháp là phù điêu các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ. Những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ. Tất cả như một bức tranh sinh động cho du khách chiêm ngưỡng.

Công trình kiến trúc độc đáo. Ảnh: @nishivietnam

Ảnh: @t.o.m.2.7.1.2
Theo tài liệu lưu giữ tại Ban quản lý Di tích, tháp còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh. Trong tiếng Chăm, những đền tháp được gọi là “kalan” tức “lăng”, là nơi các vị vua xây dựng để thờ phụng thần linh. Những vị thần được thờ tại đây có thể là thần hủy diệt Siva, phúc thần đầu người mình voi Ganesha hoặc những vị Phật.

Bên trong tháp thờ biểu tượng Linga và Yoni

Ảnh: @imduynd18
Đứng bên trong tháp Đôi Quy Nhơn nhìn lên là những cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn. Bên trong lòng tháp lớn có biểu tượng Linga và Yoni. Linga đại diện cho dương vật của thần Shiva. Còn Yoni đại diện cho âm vật của nữ thần Shakti. Hai hình tượng này biểu hiện cho tính âm dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh trong vũ trụ.

Bên trong tháp Đôi
Ngày 10/7/1980, tháp Đôi được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Ngày 22/11/2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố tháp Đôi nằm trong top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất.

Ảnh: @ly_liyys
iVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR QUY NHƠN HẤP DẪN:
Tour Quy Nhơn 3N2Đ: Khám Phá Miền Đất Võ
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Top 6 combo resort Quy Nhơn giá ưu đãi cho hè 2024
Du lịch Quy Nhơn cảm nhận sự mộc mạc ở làng chài Nhơn Lý
Lên danh sách 11 điểm đến cho chuyến du lịch Quy Nhơn hứng khởi
Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (miền Tây) để được tư vấn khách sạn Quy Nhơn giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
