Khiêm Lăng tọa lạc trong một thung lũng thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn, là nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Khu lăng mộ lãng mạn của vị vua thi sĩ

Toàn cảnh Khiêm Lăng. Ảnh: Tạp chí Đông Nam Á
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là vị vua tại vị lâu nhất trong số 13 đời vua nhà Nguyễn. Ông tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Vua Tự Đức là vị vua mang tâm hồn thi sĩ hiền lành, thương dân, yêu nước. Nhưng thể chất yếu đuối, tính cách bi quan. Để trốn tránh thời cuộc, Tự Đức cho xây dựng Khiêm Lăng như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”.
Lăng vua Tự Đức là khu lăng tẩm thứ tư của triều Nguyễn và cũng là một trong bốn khu lăng tẩm có quy mô lớn. Khi mới khởi công, vua Tự Đức đặt tên cho nơi này là Vạn Niên Cơ. Sau đó, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất thì gọi là Khiêm Lăng. Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau. Toàn cảnh lăng như một công viên lớn, quanh năm suối chảy, thông reo.

Ảnh: Báo ảnh Việt Nam
Toàn bộ vùng đất của khu lăng mộ rộng hơn 220 ha, chạy dài từ đồi Vọng Cảnh đến ngọn Lao Khiêm Sơn. Khu vực nội lăng chỉ rộng khoảng 13,5ha và có xây tường đá dài 1.823m bao quanh. Việc xây dựng lăng được trải qua nhiều giai đoạn, kéo dài tới 38 năm và cần tới 3000 binh lính, thợ thuyền tham gia.

Điện Chấp Khiêm
Các công trình trong Khiêm Lăng
Gần 50 công trình trong lăng đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là con đường dẫn vào khu vực điện thờ. Đây từng là nơi nghỉ ngơi, giải trí của vua. Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá dẫn vào Khiêm Cung Môn. Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ, được đào rộng thành hồ. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm dùng trồng hoa và nuôi thú. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến làm thơ, đọc sách…

Ảnh: @naolyuht___
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường, nơi cất đồ ngự dụng.

Khiêm Cung Môn. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại

Ảnh: @naolyuht___
Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm. Đây là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ Ôn Khiêm Đường dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.

Ảnh: @asianlife_fr
Hành cung thứ hai của vua Tự Đức
Như vậy, tuy là nơi an nghỉ, nhưng thực tế Khiêm Lăng giống như một hành cung thứ hai của vua Tự Đức. Bởi nơi đây có gần như đầy đủ các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi. Năm 2020, Khiêm Lăng là di tích đầ̀u tiên của Việt Nam đã được Google lựa chọn để đưa lên Google tìm kiếm bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Ảnh: @kmkritlin

Ảnh: Báo Giáo dục thời đại
iVIVU.com gợi ý một số tour Huế hấp dẫn:
Tour Đà Nẵng 4N3Đ: HCM – Đà Nẵng – Hội An – Huế – Quảng Bình
Tour Huế Trong Ngày (Đón Từ Huế) : Khám Phá Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Tour Đà Nẵng – Huế 2N1Đ (Đón từ Đà Nẵng): Khám Phá Thánh Địa La Vang – Động Phong Nha – Cố Đô Huế
Theo iVIVU.com
Xem thêm các bài viết:
Cà phê muối – đặc sản mới lạ của xứ Huế
Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
