Lephet thoke (salad lá trà xanh): Nhắc đến xứ chùa vàng không thể không nhắc đến Lephet – lá trà xanh lên men. Món ăn được làm từ Lephet trộn với bắp cải, cà chua, đậu phộng rang, tỏi và ớt. Ảnh: Hungarybuddha.
Nga htamin (cơm cá): Món này được làm từ gạo nấu chín với nghệ tươi, phủ lên bằng một lớp da cá và dầu tỏi. Món cơm cá ăn kèm với tóp mỡ rán giòn mang lại hương vị béo ngậy và thơm ngon. Ảnh: Saffrontravel.
Món cà ri: Đây là một món ăn truyền thống, có nhiều gia vị và rau thơm của người bản địa. Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, tôm hoặc cá đều có thể ăn kèm với cà ri. Món ăn này còn độc đáo ở chỗ được ăn cùng Ngapi ye – một loại nước sốt làm từ cá và Balachaung – bát nước chấm cay nồng, mặn ngọt với ớt, tỏi, tôm khô. Ảnh: Saffrontravel.
Moun, bein moun, moun pyit thalet (những chiếc bánh ngọt xứ Chùa Vàng): Người bản địa thường ăn các món vặt vào bữa sáng, bữa trà chiều. Không giống các món bánh được phủ đường để tạo vị ngọt, Moun – các món ngọt ở đây sử dụng cùi dừa và nước cốt dừa, gạo nếp và trái cây để tạo vị ngọt đặc trưng. Bánh Has nwin ma kin là chiếc bánh ngọt nhỏ làm từ bột trộn với nước cốt dừa, bơ và nho khô. Ảnh: Austinbus.
Hto-hpu nwe (bánh canh đậu hũ): Món ăn được chế biến từ một loại đậu được trồng ở Myanmar, nấu thành cháo, phủ một lớp bột màu vàng lên trên, cùng với rau thơm và ớt bột. Du khách có thể ăn kèm thêm thịt gà hay thịt lợn. Ảnh: Asiatrade.
Nangyi thoke (bún xào của Miến Điện): Người dân Myanmar đặc biệt rất ưa thích các món chiên xào. Nangyi thoke là món “tủ” của người dân ở đây. Sợi bún to được chiên kĩ trộn cùng với thịt gà, vài lát cá, giá đỗ trần qua nước sôi và trứng luộc. Các nguyên liệu được trộn kĩ với bột đậu, nghệ và ớt để mang lại mùi vị đặc trưng cho món ăn.
Với các tín đồ đam mê ăn uống thì không thể bỏ qua “cái nôi Phú Quốc” nơi đã cho ra đời món ăn trứ danh này với tên gọi bún quậy “gây mưa gió” suốt khoảng thời gian vừa qua.