Nhà cổ 369 tuổi nguyên vẹn nhất xứ Đoài

17:10 01/11/2018

Ngôi nhà làm bằng gỗ và đá ong có tuổi thọ nhiều nhất tồn tại trong làng Việt cổ.

Nhà cổ 369 tuổi nguyên vẹn nhất ở làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng thuần Việt tối cổ, một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Làng có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.  Trong số này phải kể đến ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã được tổ chức Unesco công nhận là ngôi nhà được giữ nguyên trạng nhất ở làng cổ Đường Lâm với tuổi đời 369 năm.

Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng thuần Việt tối cổ, một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Làng có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Những ngôi nhà cổ đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian. Trong số này phải kể đến ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã được tổ chức Unesco công nhận là ngôi nhà được giữ nguyên trạng nhất ở làng cổ Đường Lâm với tuổi đời 369 năm.

Nhà nằm trên diện tích chừng 100 m2 với chiều dài 14,5, rộng hơn 7m, xây theo kiến trúc 5 gian. Ba gian giữa thờ cúng tổ tiên, 2 gian ngoài hai bên để ở.  "Dựa vào bản cúng cầu an được lưu giữ trong nhà, Viện Hán Nôm đã dịch ra thời điểm xây dựng là 1649", chủ nhà Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Nhà nằm trên diện tích chừng 100 m2 với chiều dài 14,5, rộng hơn 7m, xây theo kiến trúc 5 gian. Ba gian giữa thờ cúng tổ tiên, 2 gian ngoài hai bên để ở. “Dựa vào bản cúng cầu an được lưu giữ trong nhà, Viện Hán Nôm đã dịch ra thời điểm xây dựng là 1649”, chủ nhà Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Bộ bàn ghế, tủ, đồ thờ... trong nhà có hàng trăm năm tuổi.

Bộ bàn ghế, tủ, đồ thờ… trong nhà có hàng trăm năm tuổi.

Phần cột kèo, cửa... chủ yếu là gỗ mít và gỗ xoan. Cửa ra vào đã tồn tại qua hàng trăm năm, khoá cửa bằng cách cài then.  "Phần gỗ vẫn giữ nguyên từ thời xưa, theo các nhà khoa học, gỗ của ngôi nhà đã tồn tại được hàng trăm năm thì mối mọt không thể xâm nhập. Phần loang lổ đã xuất hiện từ giai đoạn đầu ngôi nhà. Tuy nhiên những phần bên dưới ẩm thấp do thời tiết không thể tránh được", ông Hùng chia sẻ.

Phần cột kèo, cửa… chủ yếu là gỗ mít và gỗ xoan. Cửa ra vào đã tồn tại qua hàng trăm năm, khoá cửa bằng cách cài then. “Phần gỗ vẫn giữ nguyên từ thời xưa, theo các nhà khoa học, gỗ của ngôi nhà đã tồn tại được hàng trăm năm thì mối mọt không thể xâm nhập. Phần loang lổ đã xuất hiện từ giai đoạn đầu ngôi nhà. Tuy nhiên những phần bên dưới ẩm thấp do thời tiết không thể tránh được”, ông Hùng chia sẻ.

Trong và ngoài nhà có nhiều trụ cắt gọt thủ công bằng đá xanh, là cốt chính đỡ trụ của ngôi nhà.  Năm 2008, sau khi làng Đường Lâm được công nhận di tích cấp Quốc gia, ngôi nhà được tổ chức Jica (Nhật Bản) lần đầu bảo tồn trùng tu. Toàn bộ phần kết cấu của ngôi nhà vãn giữ nguyên, những phần xuống cấp được phục chế bằng cách cấy thêm chất liệu kết dính vào cho vững chắc.

Trong và ngoài nhà có nhiều trụ cắt gọt thủ công bằng đá xanh, là cốt chính đỡ trụ của ngôi nhà. Năm 2008, sau khi làng Đường Lâm được công nhận di tích cấp Quốc gia, ngôi nhà được tổ chức Jica (Nhật Bản) lần đầu bảo tồn trùng tu. Toàn bộ phần kết cấu của ngôi nhà vãn giữ nguyên, những phần xuống cấp được phục chế bằng cách cấy thêm chất liệu kết dính vào cho vững chắc.

Phần vỉ kèo, mái nhà còn được giữ nguyên trạng.

Phần vỉ kèo, mái nhà còn được giữ nguyên trạng.

Đầu những thanh xà trên mái được chạm khắc.

Đầu những thanh xà trên mái được chạm khắc.

Địa chất làng cổ Đường Lâm gắn liền với đá ong, phần móng nhà cũng được sử dụng chất liệu này.

Địa chất làng cổ Đường Lâm gắn liền với đá ong, phần móng nhà cũng được sử dụng chất liệu này.

Những công cụ đánh bắt cá thô sơ trên bức tường (liếp) tre cạnh nhà.

Những công cụ đánh bắt cá thô sơ trên bức tường (liếp) tre cạnh nhà.

Trong nhà hiện vẫn giữ được nhiều chiếc mâm gỗ, tất cả được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất giữa ngôi nhà.

Trong nhà hiện vẫn giữ được nhiều chiếc mâm gỗ, tất cả được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất giữa ngôi nhà.

Phần ngói của ngôi (thường gọi là ngói ta, ngói mũi) được xếp thành nhiều lượt dày tới 20cm, tạo sự thông thoáng mát mẻ, bảo vệ phần gỗ tường và cột. Thông thường phải sau 15 năm chủ mới phải đảo ngói một lần để kiểm tra và thay thế những viên ngói nứt. Ngói thay thế mua lại của những hộ gia đình trong làng có ngói bỏ đi.

Phần ngói của ngôi (thường gọi là ngói ta, ngói mũi) được xếp thành nhiều lượt dày tới 20cm, tạo sự thông thoáng mát mẻ, bảo vệ phần gỗ tường và cột. Thông thường phải sau 15 năm chủ mới phải đảo ngói một lần để kiểm tra và thay thế những viên ngói nứt. Ngói thay thế mua lại của những hộ gia đình trong làng có ngói bỏ đi.

Hiện ngôi nhà đã truyền qua 12 đời, đang có sáu thành viên sinh sống ở hai gian ngoài cùng.

Hiện ngôi nhà đã truyền qua 12 đời, đang có sáu thành viên sinh sống ở hai gian ngoài cùng.

Theo Ngọc Thành/Vnexpress

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Hà Nội với giá ưu đãi thấp nhất thị trường nhé

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...