Người Đường Lâm sáng tạo chè lam xanh, đỏ từ gấc và lá nếp
Chè lam là đặc sản có ở nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước, mỗi nơi có những công thức khác nhau nhưng nguyên liệu hầu như ở đâu cũng vậy. Đó là đường mật, mạch nha, gừng tươi, bột gạo nếp rang, lạc rang. Người dân làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) tự nghĩ ra những loại chè lam mới để thay đổi khẩu vị như kết hợp với lá nếp, quả gấc.
Trước kia chè lam chỉ xuất hiện trong mỗi dịp tết hoặc cuối mùa thu đầu đông, khi lúa đã gặt xong và công việc ở quê nông nhàn. Nhưng nay, làng cổ Đường Lâm mỗi năm đón khoảng 17.000 lượt khách. Khách đến đây ngoài tham quan, họ còn được trải nghiệm cách làm chè lam truyền thống và có thể mang về hoặc thưởng thức ngay tại chỗ.
Loại gạo nếp làm chè lam thường là nếp cái hoa vàng, sau đó được rang và nghiền thành bột. Với món chè truyền thống thì công đoạn nấu chè khá đơn giản, nước lọc, đường, gừng giã nhỏ, nấu sôi sau đó cho bột gạo nếp vào đảo đều khi nguyên liệu sền sệt là bắc ra.
Nguyên liệu đun nóng, khi kết dính với nhau thì người nấu cho lạc rang vào để tạo độ bùi. Lượng bột nhất định sẽ tạo độ dẻo, nếu thiếu chè lam sẽ dẻo quẹo, dính chặt với nhau, còn nếu quá tay, chè sẽ rất nhanh cứng, không có độ mềm khi ăn.
Chè đưa vào khay có trải bột gạo tẻ để chè không bị dính vào khay, cũng như để dậy mùi thơm mỗi khi ăn. Với món chè lam lá nếp, người nấu phải giã nhỏ lọc nước chưng cất để tạo màu xanh. Chè lam gấc (màu đỏ) cũng vậy, tất cả đều được làm chín trước khi đưa vào nấu. Mỗi nồi chè dù lớn hay nhỏ quá trình nấu chỉ diễn ra chưa đầy 10 phút.
Công đoạn cuối cùng là rắc hạt vừng.
Chè sau chè đó được để nguội, khoảng một tiếng sau khi nấu là có thể ăn luôn.
Hàng ngày người dân ở đây thường dây dựng 5h sáng để nấu những mẻ chè nóng hổi phục vụ du khách. Thông thường chè nấu xong chỉ để được 3-5 ngày.
Miếng chè lam đạt yêu cầu khi ăn dẻo vừa phải, ngọt thanh, có vị cay của gừng, có vị thơm của gấc, lá dứa, vị ngậy béo của lạc rang.
Chè lam ngon nhất khi thưởng thức vào những ngày gió heo may, gió bấc bên chén trà xanh nóng thơm phức. Ông Hùng (chủ ngôi nhà cổ 5 gian nguyên vẹn tuổi đời gần 400) cho biết: “Gia đình hàng ngày đón lượng khách du lịch đến tham quan, thường làm chè lam vừa bán vừa đãi khách. Nhiều người đi đường xa mệt đói, khi uống ngụm chè là mình phải mời chè lam để tránh cho họ khỏi bị say. Làm như vậy vừa giữ khách, vừa giúp họ có thể thưởng thức được đặc sản mà ấn tượng”.
Với các tín đồ đam mê ăn uống thì không thể bỏ qua “cái nôi Phú Quốc” nơi đã cho ra đời món ăn trứ danh này với tên gọi bún quậy “gây mưa gió” suốt khoảng thời gian vừa qua.