Ấn tượng những ngôi nhà rường Huế cổ kính

10:39 03/10/2022

Nhà rường có tên gọi bắt nguồn từ những “rường, cột” được sử dụng khi xây dựng nhà cửa ở Huế. Nhà rường Huế thể hiện nét văn hóa xem trọng nơi ở, nơi thờ tự, là tín ngưỡng và tâm hồn của người dân xứ này.

Xem thêm: Du lịch Huế

Ấn tượng những ngôi nhà rường Huế cổ kính

Di sản độc đáo của Huế

Nhà rường không chỉ xuất hiện ở Huế, mà nó có mặt ở mọi miền đất nước. Mặc dù vậy, hễ nhắc đến nhà rường, người ta lại chỉ nhớ đến Huế. Vì ở Huế từ xa xưa, cả vua chúa và người dân thường đều sinh sống trong nhà rường, không có loại nhà ở khác. Nhà rường là không gian văn hóa, bộ phận cấu thành và không thể tách rời của văn hóa Huế.

Nhà rường cổ kính. Ảnh: Báo Nhân dân.

Nhà rường cổ kính. Ảnh: Báo Nhân dân.

Nhà rường Huế là một thành tựu văn hóa đặc sắc của vùng đất kinh kỳ, chứa đựng những giá trị thuộc nhiều lĩnh vực: kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, triết học, tôn giáo, tín ngưỡng…

Nhà rường có hệ thống cột, kèo gỗ được dựng theo những quy cách nhất định. Dù lớn hay nhỏ, nhà rường đều được kết cấu bằng chốt, mộng gỗ nhằm mục đích lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng khi cần thiết. Đặc biệt nhà rường có nghệ thuật tạo hình bằng chạm khắc, khảm trên các đầu kèo, xà, đòn tay và các vách ngăn.

Bên trong nhà rường. Ảnh: Khám phá Huế.

Bên trong nhà rường. Ảnh: Khám phá Huế.

Nhà rường Huế được quy hoạch trong không gian thoáng đãng, rộng rãi, gắn với môi trường tự nhiên và theo luật phong thủy gồm: cổng ngõ, tường rào, bình phong, bể cạn, sân, nhà chính, hòn non bộ, nhà phụ, vườn cây…

Xưa kia, ở kinh đô Huế, từ các cung điện, các dinh, phủ vương công, cho đến nhà cửa của thị dân đều thuộc dạng nhà rường. Nhà rường Huế có tư thất kính cẩn nghiêm trang, ấm cúng xen lẫn nét phong lưu đặc thù của vùng đất vua chúa xa xưa.

Nhà rường ở làng cổ Phước Tích. Ảnh: CAND.

Nhà rường ở làng cổ Phước Tích. Ảnh: CAND.

Nhà rường Huế còn là nhà gỗ gắn liền với vườn. Sân vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Tuy cả công trình có diện tích khá khiêm tốn nhưng là tổ hợp hoàn chỉnh với nhà chính, cổng, nhà phụ, am miếu, bình phong…

Ảnh: ashui.com

Ảnh: ashui

Cách bố trí tổ hợp nhà trên dù theo kiểu chữ Ðinh, chữ Khẩu… cũng đều có tính khép kín và hướng nội, trong đó ngôi nhà chính – nhà rường luôn chiếm vị trí trung tâm. Phải là người đến tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh” mới dám dựng nhà rường. Ngôi nhà và khu vườn đều được chăm chút cẩn thận, bởi ngôi nhà thể hiện danh phận và vị trí xã hội của chủ nhân.

Một ngôi nhà rường sau khi trùng tu. Ảnh: toquoc.vn

Một ngôi nhà rường sau khi trùng tu. Ảnh: toquoc.

Nhắc đến những ngôi nhà rường Huế độc đáo ngày nay, không thể bỏ qua cái tên An Hiên. Nhà nguyên là phủ An Hiên do vị quan triều Nguyễn xây dựng cuối thế kỷ 19. Năm 1934, quan tuần phủ Nguyễn Ðình Chi mua lại. Sau này, vợ ông là bà Xuân Yến đã cải tạo An Hiên thành khu vườn kiểu Huế và ngôi nhà trở nên nổi tiếng hơn qua bút ký “Hoa trái quanh tôi” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Những ao sen không thể thiếu trong nhà rường. Ảnh: ashui.com

Những ao sen không thể thiếu trong nhà rường. Ảnh: ashui.

Nếp sống người Huế gắn với nhà rường

Nhà rường chính là biểu hiện của nếp sống, thói quen giản dị, nhỏ bé của người Huế. Với những quy ước khắt khe về nhà ở không được xây dựng lớn như cung điện, không được quy mô hơn nhà ở của vua, quan, nếp nhà theo thứ tự địa vị…

Vì thế, nhìn nếp nhà rường là biết vị trí của chủ nhân như thế nào. Các ngôi nhà rường còn lại đến ngày nay đều nhỏ, hẹp, không bề thế và không nhằm khoe sự giàu sang, quý tộc.

Nhà vườn An Hiên. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Nhà vườn An Hiên. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Sự khiêm nhường được đề cao và nếp nhà của người Huế cũng vậy. Vua Minh Mạng quy định những ngôi nhà bên ngoài đại nội dù có là nhà của phú hộ cũng không được xây quá 3 gian, 2 chái. Dù luật này được dỡ bỏ sau đời vua Minh Mạng, nhưng thói quen sinh hoạt, ăn ở trong ngôi nhà rường của người Huế vẫn còn tồn tại. Họ xây nhà nhỏ, vật liệu xây dựng thông dụng, ăn nói đi lại khẽ khàng, nhẹ nhàng trong các nếp nhà và rất ngại ồn ào.

Hoành phi bên trong nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Hoành phi bên trong nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Ngoài hệ thống cột kèo chắc chắn từ 56 cột trở lên, hệ thống cửa chính ngôi nhà là nét đặc trưng. Khi đi vào nhà, thường có bình phong, hoặc hồ sen làm bình phong. Không thể từ ngõ mà bước vào nhà ngay được. Hệ thống cửa chính mở nghiêng cánh để đón gió và lưu thông không khí. Phía trong, các rường cột phân chia công năng và quan trọng nhất vẫn là bàn thờ gia tiên, bộ bàn ghế phù hợp.

Cổng vào nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Cổng vào nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Không gian nhà rường không chỉ là xác ngôi nhà mà còn là đời sống con người nhiều thế hệ. Nếp sinh hoạt mỗi mùa một khác, mùa hè đón gió, mùa thu đón nắng và mùa đông che ấm.

Góc nhìn từ bên trong ngôi nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Góc nhìn từ bên trong ngôi nhà. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Hoa sen gắn bó mật thiết với ngôi nhà rường đến nỗi mỗi nhà đều không thể thiếu hồ sen. Những ngôi nhà rường vì thế đẹp như một bài thơ và gợi suy nghĩ về cách sống gần gũi với thiên nhiên, xu hướng không gian sống hiện đại với thiết kế nhà và vườn không tách rời.

Nội thất gỗ vẫn nguyên vẹn của nhà rường An Hiên. Ảnh: Báo Chính phủ.

Nội thất gỗ vẫn nguyên vẹn của nhà rường An Hiên. Ảnh: Báo Chính phủ.

Nhà rường Huế như chính cái tốt đẹp của văn hóa thời phong kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại. Hãy sở hữu tour Huế của iVIVU để có chuyến tham quan những ngôi nhà rường đậm đà chất Huế!

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...