Trong bài viết này, cùng iVIVU tìm hiểu về cửa ải nằm ở cực Đông của Vạn Lý Trường Thành – Sơn Hải Quan và những câu chuyện lịch sử lưu truyền tại nơi đây.
Câu chuyện lịch sử về cửa ải cực Đông của Vạn Lý Trường Thành
Chắc hẳn Vạn Lý Trường Thành đã không còn xa lạ đối với khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Được xem là một trong những công trình vĩ đại nhất của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, Vạn Lý Trường Thành có thể nói là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
Trong bài viết hôm nay hãy cùng iVIVU tìm hiểu về cửa ải nằm ở cực Đông của Vạn Lý Trường Thành, cửa ải Sơn Hải Quan và những câu chuyện lịch sử lưu truyền tại nơi đây.
Cửa ải cực Đông này năm ở phía Nam Yên Sơn và phía Bắc Bột Hải thuộc quận Sơn Hải Quan, Hà Bắc ngày nay. Cửa ải tại đây từng được xây từ thời Bắc Tề (550- 577) và thời Đường (618 – 907) nhưng phải đến thời nhà Minh (1368 – 1644), Sơn Hải Quan mới chính thức được xây dựng. Đây từng là cửa ải biên giới phòng thủ Trung Quốc bản thổ trước các dân tộc du mục tại Đông Bắc như Khiết Đan, Nữ Chân và Mãn Châu.
Sơn Hải Quan có dạng hình vuông, với chu vi khoảng 4km cùng các bức tường cao 14 mét, dày 7 mét. Các mặt phía Đông, Nam và Bắc có hào sâu và rộng bao quanh, ở phía trung tâm cửa ải có một tháp chuông cao. Trên cổng thành có treo một bức hoành phi thể hiện một tên gọi khác của Sơn Hải Quan là “Thiên hạ đệ nhất quan”.
Sơn Hải Quan cũng là nơi chứng kiến những biến động lịch sử của Trung Quốc. Sử liệu ghi chép rằng, thời nhà Minh, tướng Ngô Tam Quế đã gần như chấp thuận đầu hàng và tham gia quân nổi dậy của Lý Tự Thành. Tuy nhiên, sau khi nghe tin người thiếp yêu quý là Trần Viên Viên bị họ Lý chiếm đoạt, Ngô Tam Quế đã nổi giận và liên lạc với Đa Nhĩ Cổn của Mãn Châu, dẫn đến việc mở Sơn Hải Quan cho quân Mãn.
Liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Châu đã chiến thắng trong trận Sơn Hải quan chống lại Lý Tự Thành. Chiến thắng của quân Mãn Châu không chỉ tiêu diệt quân nổi dậy của Lý Tự Thành mà còn chấm dứt cả nhà Minh, thiết lập một triều đại cai trị mới của người Mãn trên đất Trung Quốc là nhà Thanh.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Hang Mạc Cao – Kiệt tác kiến trúc Phật giáo ngàn năm ở Trung Quốc
Những điều kỳ lạ nhưng lại rất bình thường ở Trùng Khánh, Trung Quốc
Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com