Cùng iVIVU khám phá những làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời. Những làng nghề mang đến những nét đẹp văn hóa và đầy nghệ thuật.
1. Làng nghề nước mắm Phú Quốc – Kiên Giang
Một trong những làng nghề ở Phú Quốc có truyền thống lâu đời là làm nước mắm. Do là vùng biển đánh bắt cá Phú Quốc, nên nơi đây gắn liền với làng nghề nước mắm quy mô lớn. Nghề nước mắm đã trải qua nhiều giai đoạn từ thô sơ đến cơ giới hóa. Dù trải qua nhiều chuyển biến nhưng hương vị nước mắm nơi này vẫn thơm ngon và ngày càng tiến bộ hơn.
Đến với những nhà thùng nước mắm này, bạn sẽ được trực tiếp vào nơi sản xuất. Vào trong nhà thùng nước mắm, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm nước mắm, được check-in và mua về.
2. Làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp
Đến với làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh rực rỡ, đầy sắc màu. Bạn nên đi đến làng nghề miền Tây này vào đầu tháng 12 âm lịch đến trước 23 tháng Chạp. Vì giai đoạn này, hoa sẽ bung nở và bắt đầu được chuyển sang thu hoạch phục vụ Tết.
Đến đây, bạn có thể ghé qua tham quan tìm hiểu về làng nghề. Bạn cũng có thể chụp hình và mua hoa mang về trưng dịp Tết. Gần làng hoa Sa Đéc còn có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng khác như: nhà cổ cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chùa Kim Huê.
3. Làng nghề dệt chiếu – Cà Mau
Dệt chiếu là một trong những nghề lâu đời tồn tại hàng trăm năm trước. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chiếu Cà Mau trở thành thương hiệu chất lượng của cả nước. Để làm ra một chiếc chiếu phải rất kì công, người thợ phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ và thường xuyên sáng tạo để thay đổi hoa văn.
Mặc dù, cạnh tranh nhiều nhưng chiếu Cà Mau vẫn giữ được vị trí và thương hiệu trong lòng người Việt Nam. Đến tham quan làng nghề miền Tây này, bạn có thể trải nghiệm làm chiếu để hiểu hơn nơi đây.
4. Làng nghề chằm nón lá – Cần Thơ
Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ đã có nguồn gốc từ lâu đời nhưng vẫn duy trì hoạt động cho đến thời điểm hiện tại.
Tham quan làng nghề này, bạn sẽ được tìm hiểu về quá trình làm ra một chiếc nón lá. Được tìm hiểu về đời sống của người dân và check-in với những sản phẩm có thể do tự tay mình làm ra. Làm ra một chiếc nón là cả một quá trình dài với nhiều khâu khác nhau từ làm mô (khung), chuốt vành, đan lá, chằm nón… Tất cả đều cần sự khéo léo và tỉ mỉ. Nón lá sau khi được hoàn thành sẽ được quét một lớp dầu bóng pha với xăng nhằm chống thấm nước, tăng độ bóng, độ bền cho sản phẩm.
5. Làng nghề tơ lụa Tân Châu – An Giang
Nhắc đến nghề tơ lụa sẽ nhớ ngay đến tơ lụa Tân Châu – An Giang. Đây từng là mặt hàng được “săn đón” bởi rất nhiều chị em phụ nữ. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tơ lụa Tân Châu vẫn giữ được chất lượng của mình. Để bảo tồn và phát huy nghề truyền dệt lụa truyền thống ở thị xã Tân Châu, năm 2006 UBND tỉnh An Giang đã công nhận làng nghề truyền thống với 243 hộ có người tham gia làm nghề.
iVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR MIỀN TÂY HẤP DẪN:
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Ngôi chùa Vàm Ray có tượng Phật Thích Ca nằm lớn nhất Miền Tây
Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây
Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com