Cổ kính di tích tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

17:32 13/08/2024

Là công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, tháp cổ Vĩnh Hưng có niên đại gần một nghìn năm gây tò mò cho du khách khi đến Bạc Liêu.

Tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi

Tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1992, tháp được xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tháp cổ cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, nằm trên cung đường di chuyển thuận lợi. Để đến tháp, du khách có thể đi thẳng đường quốc lộ 1A, hướng đi Cà Mau khoảng 5km. Sau đó bạn đi về phía cầu Sập, đi dọc theo chợ Vĩnh Hưng là đến tháp.

Tháp cổ Vĩnh Hưng. Ảnh: Nhựt Thanh

Vào năm 1911, người đầu tiên phát hiện ra tháp và công bố với tên gọi tháp Trà Long là Lunet de Lajonquière. Tiếp theo vào năm 1917, Henri Parmentier đến khảo sát và đặt tên mới – tháp Lục Hiền. Năm 1990, các nhà khảo cổ khảo sát và phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga – Yoni… Trên cơ sở đó, tháp bước đầu được xác định niên đại từ thế kỷ VII – VIII, thuộc giai đoạn phát triển cuối của văn hóa Óc Eo.

Ảnh: Nhật Hồ

Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 100m2. Chiều cao tháp cổ cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 50m. Tháp cao khoảng 8,2m nếu tính từ nền tháp. Phần tường chân tháp dày khoảng 1,8 m, càng lên cao tường càng mỏng dần. Phần mái tường được thiết kế dốc dần lên phía đỉnh tháp tạo thành hình vòm cuốn. Phần cửa tháp quay về hướng tây nam, khác với các tháp cổ khác của người Chăm ở miền trung.

Ngôi tháp giữa cánh đồng. Ảnh: Báo Công Luận

Điều đặc biệt trong kiến trúc tháp

Vì đã tồn tại rất lâu đời nên phía bên ngoài tháp đã bị rong rêu và bong tróc khá nhiều. Phần chân tháp được xây bằng gạch đỏ. Nhưng từ độ cao 4,15m trở lên, những người thợ đã lót thêm một lớp gạch màu trắng xám lớn hơn và nhẹ hơn gạch đỏ. Các vật liệu chính xây nên tháp chủ yếu là gạch, ngói và đá. Người Khmer cổ đã kết hợp những vật liệu vô cùng khéo léo. Gạch nung gắn kết với nhau rất đều, không lộ kẽ hở. Người ta đã sử dụng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch.

Bên trong tháp

Nhiều hiện vật còn sót lại trong tháp cổ Vĩnh Hưng cho thấy chúng có nguồn gốc liên quan đến Phật Giáo. Điều kỳ lạ là toàn bộ phần thân tháp khá nặng nhưng lại được xây dựng trên một khu vực đất yếu. Những người thợ xưa đã sử dụng phương pháp làm móng dàn trải trên một khu đất rộng để chống sụt lún. Chính điều này đã giúp tháp luôn đứng vững chãi qua thời gian.

Du khách tham quan tháp cổ

Nhà trưng bày

Nhìn từ phía xa, ngôi tháp cổ đứng sừng sững giữa đồng ruộng, mang dáng vẻ rêu phong cổ kính. Khi bước vào chính điện tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng bàn tay thần linh, đầu tượng Phật được bằng đồng tinh xảo. Đặc biệt, phần thân dưới của tượng nữ thần Brahma được tạc bằng đá xanh rất đẹp. Trong sân có bộ tượng sinh thực khí Linga và Yoni tượng trưng cho âm, dương.

Cổ vật trong nhà trưng bày

Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Hướng dẫn đặt các tour miền Tây hấp dẫn:

– Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn

– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 lượt, 5,00 điểm trên 5)
Loading...