Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình mà còn có những nét văn rất riêng. Trong đó nghề vẽ tranh kính độc đáo đang dần bị mai một.
Nghề vẽ tranh kính
Tranh kính là loại hình trang trí dân gian được người dân Nam Bộ ưa chuộng. Các địa phương như Lái Thiêu (Bình Dương), Chợ Lớn (thành phố Hồ Chí Minh), Chợ Mới (An Giang), phát triển nghề vẽ tranh kính theo phong cách của người Hoa. Trong khi đó, tranh kính của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, lại mang bản sắc văn hóa của người Khmer.
Người Khmer ở Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nổi tiếng với các loại hình nghệ thuật như hát dù kê, rô băm… Bên cạnh đó là các công trình kiến trúc Phật giáo Nam tông. Ngoài ra, nghề vẽ tranh kính của đồng bào Khmer ở xã Phú Tân ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ. Những sản phẩm vẽ trên kính của thường có chủ về về cuộc đời Đức phật, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và chùa chiền. Vẽ tranh kính đòi hỏi sự khéo tay, cần mẫn.
Tranh được vẽ trên tấm thủy tinh với kích thước bức tranh không giới hạn và màu sắc sinh động. Đầu tiên, người ta phải vẽ khuôn hình rồi lên chỉ trắng, chỉ đen lên kính rồi bắt đầu phơi. Khi những nét vẽ và lớp sơn đầu khô, thì lại tiếp tục vẽ rồi tạo các lớp sơn mới lên trên cho đến khi xong. Vẽ tranh kính khác với vẽ trên chất liệu khác là phải vẽ từ phía sau mặt kính. Họa tiết vẽ trước tiên thay vì vẽ sau cùng như những loại tranh khác. Vẽ xong lật lại và đó là bề mặt của tranh.
Nghề truyền thống độc đáo của người Khmer
Do vẽ trên kính lâu khô nên người thợ phải vẽ liên tục khi lớp sơn cũ đã khô. Nếu vẽ đứt đoạn thì bức tranh cũng bị đứt đoạn và màu sắc đậm nhạt không đều. Sau khi tranh khô hoàn toàn mới gắn ốc xà cừ, dát vàng quỳ hay dán giấy trang kim vào phía sau bức tranh. Bước cuối cùng là phủ thêm một lớp sơn để bảo vệ rồi mới đặt vào khuôn gỗ đóng khung. Vì thế, nghề vẽ tranh kính đòi hỏi sự kiên nhẫn nhất định để có thể hoàn thành một bức tranh.
Trong các chủ đề tranh thì tranh vẽ về Đức Phật là sản phẩm khó làm nhất. Bởi việc thể hiện đôi mắt có hồn và miệng như đang cười của Đức Phật là rất khó. Nên tranh loại này phải do những người làm tranh lâu năm mới có thể làm ra được. Ngày nay, tranh kính đã chuyển đổi từ cách vẽ lâu đời sang kỹ thuật kéo lụa tiên tiến. Mỗi bức tranh có đến 7, 8 màu và áp dụng cả pha trộn màu chồng lên làm tăng cảnh sắc.
Trước đây, ở xã Phú Tân, gia đình nào cũng biết vẽ tranh trên kính. Du khách đến đây sẽ thấy tranh kính được phơi đầy trước cửa nhà. Cả xã có hơn 100 hộ dân làm nghề vẽ tranh kính. Tranh được bán ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, xã Phú Tân chỉ còn lại một người duy nhất theo nghề này. Vì thế, những người nghệ nhân đang dần mở những lớp học để truyền nghề cho người trẻ với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống của dân tộc.
Hướng dẫn đặt các tour miền Tây – Sóc Trăng hấp dẫn:
– Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn
– Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Lạc vào “xứ sở xanh thần tiên” ở rừng tràm Trà Sư, An Giang
Chợ nổi Ngã Năm – chợ nổi lâu đời ở miền sông nước Sóc Trăng
Chùa Som Rong Sóc Trăng – ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam
Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com